Giấy nhám (hay còn gọi là giấy giáp) có nhiều loại, sở hữu nhiều ưu điểm và những ứng dụng khác nhau trong ngành chế biến gỗ. Trong điêu khắc, giấy nhám được ứng dụng trong các công đoạn sau:
Mài mòn hay mài phá, đánh thô
Trong điêu khắc các nghệ nhân thường dùng giấy nhám để loại bỏ lớp gồ ghề, xù xì trên các bề mặt vật liệu kim loại, bê tông, gỗ,… mang đến sự bằng phẳng, nhẵn mịn, phục vụ cho các công đoạn tiếp theo. Công đoạn này được gọi là đánh thô sản phẩm hay mài mòn, mài phá. Điển hình như điêu khắc gỗ lũa, Những khúc gỗ lũa được khai thác về còn xù xì, có lớp ngoài bẩn và mục, trước khi vào tạo hình, người thợ phải xử lý các lớp ngoài đó. Việc dùng giấy nhám để đánh thô sẽ giúp cho khúc gỗ mịn, nhẵn hơn.
Mài chà tranh gỗ
Những bức tranh gỗ trước khi sơn dầu thường được chà nhám cho mịn và bóng (Còn được gọi là công đoạn đánh bóng sản phẩm). Và để làm được điều này, không thể không sử dụng giấy nhám. Giấy nhám có thể làm phẳng và mịn bề mặt tranh gỗ. Nhờ đó, lớp sơn dầu sau khi sơn không chỉ đẹp, láng mà còn bám chắc.
Ngoài ra, giấy nhám còn được dùng để mài, xả nhám để loại bỏ lớp sơn cũ, phục vụ cho công tác sơn mới.
Giấy nhám giúp sản phẩm điêu khắc trở nên tròn trịa hơn tại các vị trí góc cạnh, hoặc làm nổi bật các chi tiết chạm trổ.
Tăng tính thẩm mỹ, nghệ thuật cho tác phẩm nghệ thuật
Khi cần thiết, chẳng hạn như để tác phẩm nghệ thuật thêm lung linh, mềm mại, người ta thường ứng dụng giấy nhám để xử lý. Lấy ví dụ là tượng điêu khắc (bằng gỗ, đá,…), để gia tăng độ chân thực, sắc nét, bên cạnh kỹ thuật điêu khắc thì khâu xử lý bằng giấy nhám cũng rất quan trọng.
Các loại giấy nhám phổ biến
Giấy nhám có rất nhiều loại và đặc tính của mỗi loại khác nhau chủ yếu dựa vào các hạt nhám. Vì thế, người thợ phải lựa chọn loại giấy nhám phù hợp cho từng công đoạn sản xuất.
Giấy nhám thông thường có các loại sau:
Giấy nhám tờ: Là loại giấy nhám phổ biến nhất hiện nay với kích thước 230 x 280mm, có thể sử dụng tay hoặc kết hợp máy chà nhám đều được. Giấy nhám tờ chủ yếu được sử dụng để mài mòn trước khi phủ lớp sơn PU.
Giấy nhám cuộn: Thường sử dụng chung với các loại máy chà nhám cầm tay trong quá trình chà nhám, mài mòn vật liệu gỗ. Loại giấy nhám này được sản xuất theo cuộn, chiều rộng mỗi cuộn < 300mm.
Giấy nhám vòng: Được sản xuất theo từng vòng, liên kết với nhau bằng keo dán chuyên dụng.
Giấy nhám thùng: Thường sử dụng chung với các loại máy chà nhám thùng trong quá trình sản xuất đồ gỗ nội thất.
Giấy nhám xếp: Được sản xuất theo hình tròn và xếp lại với nhau.
Giấy nhám trụ: Được sản xuất theo hình tròn, chủ yếu sử dụng khi mài mòn, đánh nhám những vật góc cạnh, nhiều chi tiết, khó gia công.
Phải khẳng định rằng, giấy nhám sở hữu nhiều công dụng hữu ích mà không phải loại vật liệu chà nhám nào cũng có được. Vì thế, giấy nhám xứng đáng là giải pháp đầu tư hiệu quả trong các ngành sản xuất và trong đời sống hàng ngày.`
Bài viết Giấy Nhám – Vật Liệu Quan Trọng Trong Ngành Sản Xuất, Chế Biến Gỗ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.
source https://dieukhacnghethuat.com/giay-nham-vat-lieu-quan-trong-trong-nganh-san-xuat-che-bien-go/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét