Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

Mách bạn cách làm giá treo quần áo Đơn Giản – Dễ Làm

Thay cho những cây treo quần áo nhàm chán thông thường thì tại sao bạn không thử làm giá treo quần áo độc đáo, lạ mắt nhỉ? Cùng Điêu khắc nghệ thuật bắt tay vào dự án DIY này nhé!

Chuẩn bị dụng cụ:

  • 1 thanh gỗ dài
  • 1 cây thước 45 độ bản to
  • Vít đầu tròn, vít vuông
  • Thước kéo, dụng cụ đục gỗ
  • Verni đánh gỗ (tuỳ ý), giấy nhám

Cach lam gia treo quan ao

Cách làm giá treo quần áo chỉ với 1 miếng gỗ

Bước 1:

Đặt thanh gỗ nằm ngang, dùng thước kéo đo từ đầu thanh gỗ xuống 1 đoạn 30cm rồi đánh dấu lại.

Từ điểm đánh dấu, ta dùng thước 45 độ vẽ 2 đường chéo song song cách nhau 5cm và sâu 5cm. Làm tương tự với mép gỗ bên kia nhé

Cach lam gia treo quan ao

Bước 2:

Tiếp tục vẽ các cặp đường chéo dọc 2 bên chiều dài thanh gỗ. Mỗi cặp đường chéo cách nhau 13cm.

Cach lam gia treo quan ao

Bước 3:

Sau khi đã vẽ xong, bạn dùng cưa cưa các đường chéo đã đánh dấu.

Cach lam gia treo quan ao

Bước 4:

Dùng dụng cụ đục gỗ đục lấy các phần gỗ thừa ra để tạo thành hình xương cá.

Cach lam gia treo quan ao

Bước 5:

Dùng giấy nhám mài lại cho mịn các góc vừa cắt để khi treo quần áo không bị mắc

Cach lam gia treo quan ao

Bước 6:

Đánh thêm 1 lớp vecni lên toàn bộ thanh gỗ để tạo độ bóng đẹp nhé

Cach lam gia treo quan ao
Bước 7:

Lật ra mặt sau thanh gỗ rồi khoan 2 vít tròn vào mặt gỗ để treo lên tường nhé

Cach lam gia treo quan ao

Bước 8:

Kê thanh gỗ lên tường rồi đánh dấu vị trí vít tròn trên tường. Khoan 2 vít vuông vào tường theo vị trí đã đánh dấu sao cho phần móc vuông hướng lên trên.

Cuối cùng, bạn chỉ cần treo cố định chiếc giá treo gỗ vào 2 chiếc vít trên tường nữa là xong rồi.

Cach lam gia treo quan ao

Nhờ 2 chiếc vít trên tường mà bạn không lo giá treo bị trượt đâu nhé! Chiếc giá treo quần áo bằng gỗ hình xương cá này sẽ làm ai đến nhà bạn cũng phải thích thú cho xem!

Cach lam gia treo quan ao

Chúc các bạn thành công!

Bài viết Mách bạn cách làm giá treo quần áo Đơn Giản – Dễ Làm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/cach-lam-gia-treo-quan-ao-don-gian/
Share:

Tác phẩm gốm điêu khắc “Khát vọng” Độc đáo, Khác biệt

Lấy cảm hứng từ hình ảnh hai đứa trẻ nghèo cùng chất liệu gốm đã mang đến một góc nhìn độc đáo , khác biệt, ẩn sâu trong đó là khát vọng tình thương, tình yêu, với cơm no áo ấm. Đặc biệt sự kết hợp điêu khắc và gốm ấn tượng. Cùng tìm hiểu qua về tác phẩm “Khát Vọng” qua bài viết dưới đây nhé!

Sự kết hợp điêu khắc và gốm sứ

Điêu khắc và gốm sứ là hai ngành có cùng phong cách và cường điệu, nhưng chỉ có thủ pháp vận dụng kĩ thuật không giống nhau. Điêu khắc theo đuổi một phong cách nghệ thuật cao quý trang nhã, còn gốm sứ lại thể hiện một phong cách tạo hình mộc mạc, tinh tế.
Vận dụng hai ngành vào cùng tác phẩm “Khát vọng” vừa thể hiện sự tự nhiên, vừa mang màu sắc độc đáo, nghệ thuật.

Tac pham dieu khac gom

Tác phẩm gốm điêu khắc “Khát vọng”

Tac pham dieu khac gom

Tac pham dieu khac gom

Tac pham dieu khac gom

Bài viết Tác phẩm gốm điêu khắc “Khát vọng” Độc đáo, Khác biệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/tac-pham-gom-dieu-khac-khat-vong-doc-dao-khac-biet/
Share:

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

Điêu khắc là gì? Cùng tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc

Điêu khắc là loại hình nghệ thuật mang lại nhiều giá trị về cả vật chất lẫn tinh thần. Điển hình có thể thấy các tác phẩm lịch sử như các bức tượng mang giá trị lịch sử, ý nghĩa chính trị, là biểu tượng mang tầm quốc gia, quốc tế. Cùng Điêu Khắc Nghệ Thuật tìm hiểu những giá trị sâu xa của loại hình nghệ thuật này.

Nghệ thuật điêu khắc là gì?

Điêu khắc là hình thức tạo vật 3D, các tác phẩm tạo hình từ gỗ, đá, kim loại hay thuỷ tinh. Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm được tạo từ đất sét, nhựa, pllymer, dệt may và các kim loại nhẹ khác. Điêu khắc không chỉ là tác phẩm được tạc ra mà còn là không gian trưng bà bao gồm âm thanh, ánh sáng…

Hình thức tạo lên một tác phẩm có rất nhiều có thể đục, đẽo, tạc, bỏ phần thừa đi hoặc lắp ráp, hàn gắn thêm những phần cần thiết.

Các thể loại của điêu khắc

Tượng tròn: chân dung, toàn thân, tượng vườn, bản thân, tượng trang trí.

Dieu khac la gi

Tượng đài: là các tượng mang giá trị, ý nghĩa lịch sử thường các tác phẩm rất đồ sộ chiếm không gian lớn. Hình ảnh các bức tượng lịch sử có tầm cỡ và quy mô quốc gia hay thậm chí là quốc tế, nên các tác phẩm này khi cho ra đời phải thật chỉnh chu.

Dieu khac la gi

Phù điêu: hay còn gọi là chạm nổi, đắp nổi, chìm, lộng, cao, thấp, bong-kênh.

Dây thép uốn, căng, treo: tạo hình thể loại này rất đa dạng và không giới hạn không gian đặc biệt, bên trong thì hoàn toàn trống rỗng, nên có thể thỏa sức sáng tạo nếu chọn thể loại này.

Các phương pháp tạo hình

Tạc

Phương pháp tạc chủ yếu được tạo trên vật liệu là chất rắn, gỗ, đá,.. dùng dụng cụ là đục để loại bỏ các phần thừa trên vật liệu đó. Có thể dùng đất nặn để tạo các hình tượng khác để lắp ráp vào hoặc có thể đúc thành khuôn.

Dieu khac la gi

Đúc

Đúc là sử dụng các khuôn mẫu có sẵn để tạo ra hình dạng giống như khuôn, chất liệu chủ yếu là các chất lòng khi đổ vào khuôn và sau đó động đặc lại sẽ tháo lớp khuôn ra và thu được tác phẩm. Các chất liệu như đồng, thạch cao, xi măng, gang, nhựa, nhôm,..

Dieu khac la gi

Gò là phương phát dùng tác dụng nhiệt tác động trực tiếp lên tác phẩm để thay đổi hình dạng như mình mong muốn, các chất liệu gò là kim loại được cán mỏng.

Nặn

Nặn tượng bằng đất cũng là một chất liệu để tạo hình bằng cách nặn. Đất nặn thành tượng hoặc phù điêu có thể nung để thành tác phẩm điêu khắc gốm, hoặc có thể đúc thành khuôn.

Dieu khac la gi

Các chất liệu tạo hình điêu khắc

Đá: được hình thành từ các biến đổi địa chất.

Dieu khac la gi

Đồng: là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố, là kim loại dẻo có độ dẫn nhiệt và dẫn điện cao.

Gỗ: được khai chủ yếu từ cây cối, có các thành phần cơ bản như xenluloza, hemixenluloza, lignin và một số chất khác.

Khắc gỗ bằng tay
Khắc tượng Quan Âm

Gốm: được phát hiện ra khi con người phát minh ra lửa và rời khỏi hang để cất nhà, gốm lấy từ hợp chất đất sét, đất, bột, nước.

Thạch cao: là khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm.

Xi măng: xi măng được tạo từ clinker, thạch cao thiên nhiên, phụ gia (vỏ sò, đất sét).

Dieu khac la gi

Cát: có nguồn gốc từ tự nhiên bao gồm các hạt đá, khoáng vật nhỏ và mịn.

Dieu khac la gi

Dieu khac la gi

Composite: là vật liệu rất được ưa chuộng hiên nay lại vật liệu tổng hợp từ polyme, kim loại, hợp kim, gốm hoặc cacbon

Cảm ơn các bạn theo dõi đến tận cuối bài viết!

Bài viết Điêu khắc là gì? Cùng tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/dieu-khac-la-gi-cung-tim-hieu-nghe-thuat-dieu-khac/
Share:

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

Hướng dẫn cách sửa chữa cửa gỗ bị hỏng hiệu quả

Cửa gỗ giúp bảo vệ an ninh và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, với việc sử dụng liên tục, thời gian và tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt thường làm cho cửa gỗ bị hư hỏng, xuống cấp như: cửa bị võng xuống, lỏng lẻo, kẹt, mục nát…

Biết cách sửa cửa gỗ nhanh chóng, hiệu quả có thể giúp bạn tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc. Trong bài viết này, Điêu khắc nghệ thuật xin chia sẻ đến quý bạn cách sửa cửa gỗ hiệu quả.

1. Cửa gỗ bị kẹt khi mở, đóng cửa

Xác định vị trí mà nó bị kẹt, sau đó đánh dấu các vị trí đó bằng một cây bút chì. Thường thủ phạm gây ra vấn đề này là việc tích tụ sơn hoặc cửa gỗ bị phồng lên do hút ẩm. Sử dụng một chiếc cưa hoặc bào cắt bỏ phần dư thừa ra khỏi cánh cửa. Sau đó làm mịn bề mặt cánh cửa bằng giấy giáp. Lắp cửa lên và kiểm tra lại

2. Cửa gỗ bị xước hoặc bị thủng

Nếu cửa gỗ của bạn bị hư hỏng nặng nề, bạn nên xem xét đến việc thay thế toàn bộ cánh cửa. Nếu chúng chỉ bị xước hoặc bị thủng nhỏ, bạn có thể sửa chữa chúng dễ dàng bằng cách sau đây:

Cach sua chua cua go

– Sử dụng keo dán gỗ trám đầy lên những vết xước hoặc lỗ thủng.

– Hãy để cho nó khô.

– Sử dụng một lưỡi dao để loại bỏ bớt phần keo dư thừa phía bên ngoài cánh cửa.
làm mịn bề mặt với giấy giáp.

– Sơn lại bề mặt vừa được sửa chữa với một màu sơn phù hợp hoặc sơn mới lại toàn bộ cánh cửa. Để khô và lắp cánh cửa về lại vị trí cũ.

3. Cửa gỗ bị võng, lỏng lẻo

Bản lề bị lỏng lẻo hoặc hư hỏng là nguyên nhân khiến cho cánh cửa ngôi nhà của bạn bị chùng xuống. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách thay thế các bản lề cũ bị hư hỏng hoặc sửa bản lề cửa gỗ bằng việc thắt chặt lại bản lề đã bị lỏng lẻo. Thay thế các ốc vít trung tâm của bản lề.

Cach sua chua cua go bi hong

Đầu tiên, làm sạch bụi bẩn và sửa chữa hoặc thay thế bất kỳ bản lề nào bị hỏng, cong. Thắt chặt lại các ốc vít. Nếu các vít bản lề không thể được thắt chặt. Bạn có thể sửa chữa các lỗ vít với một ít keo dán gỗ. Sau đó thay thế các vít bản lề.

4. Cửa gỗ không khóa được

Nguyên nhân gây ra điều này là do liên kết giữa các then chốt và lỗ khóa trên khung cửa không được chặt chẽ. Nếu khóa trên khung cửa có một mặt bích ở trung tâm, bạn có thể uốn cong một chút để thắt chặt phù hợp. Loại bỏ các khóa cửa và sử dụng một cặp kìm để bẻ cong các mặt bích. Nếu không, bạn có thể phải điều chỉnh vị trí của các vật chặn cửa vào chốt phía khung cửa.

Cach sua chua cua go bi hong

Có rất nhiều phương pháp để sửa chữa hoặc khôi phục lại cửa gỗ bị hư hỏng hoặc xuống cấp. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể thực hiện cách sửa cửa gỗ của riêng mình. Hãy chắc chắn rằng bạn đã quen thuộc với các bước liên quan, có được các vật liệu và công cụ cần thiết trước khi bạn bắt đầu. Thực hiện theo các bước trong hướng dẫn và một ít thời gian của bạn, bạn sẽ thành công. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một số tiền không cần thiết khi phải thay thế một cánh cửa mới.

Bài viết Hướng dẫn cách sửa chữa cửa gỗ bị hỏng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/huong-dan-cach-sua-chua-cua-go-bi-hong-hieu-qua/
Share:

Đôi điều về nghề chạm khắc gỗ ở Việt Nam

Điêu khắc gỗ đã hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn mang đậm nét đặc trưng văn hóa của dân tộc. Nghề chạm khắc gỗ là nghề vừa có tính thực tế vừa mang chất nghệ thuật. Các sản phẩm gỗ tạo ra đều mang tính hữu ích trong cuộc sống như bàn ghế, tủ kệ, sập, giường, cửa gỗ.

doi dieu ve cham khac go

Các sản phẩm có giá trị mỹ thuật như tranh gỗ, phù điêu, tượng Phật, hay những sản phẩm thuần chất nghệ thuật được kết hợp từ phổ biến thời trang khác nhau. Ngoài các sản phẩm chạm khắc gỗ đơn thuần bằng đục, sản phẩm mộc chạm khắc còn được kết hợp với khảm, xà cừ hay kỹ thuật sơn mài rất đặc sắc.

Dấu tích còn lại của các đình, cung điện vua chúa xưa kia được xem là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam. Điêu khắc gỗ nhà Lý được xem là phát triển và có tác phẩm lớn nhất.

doi dieu ve cham khac go

Điêu khắc gỗ ở thời này thường nghiêng về trang trí nội thất, có mối quan hệ khăng khít với kiến trúc thời bấy giờ. Đình chùa được chạm khắc với các hoa văn họa tiết cầu kì trên các cánh cửa, cột chống hay những con rồng phượng uốn lượn trên mái hiên…

Cùng với thời gian và sở thích của người Việt, các sản phẩm điêu khắc gỗ đã tạo nên được một tư thế riêng, chứa đựng trong đó là các phong tục văn hóa mang đậm hồn Việt hơn. Dưới đây là một số khái niệm về điêu khắc gỗ:

Phù điêu gỗ

doi dieu ve cham khac go

Phù điêu là mẫu điêu khắc được thực hiện trên mặt phẳng, có sự gắn kết khắn khít với mặt phẳng đấy. Mặt phẳng đóng vai trò là nền móng căn bản và là phông nền của hình khối bên trên. nó có thể kiến tạo gần xa bằng các lớp không gian và tạo nên ảo giác về ko gian.

doi dieu ve cham khac go

Phù điêu cho phép triển khai các bố cục phức tạp như bố cục có rộng rãi lớp nhân vật, thậm chí thể hiện được những công trình kiến trúc và tranh phong cảnh. Phù điêu được chia thành hai dòng đấy là phù điêu khoét lõm và phù điêu nổi.

Chạm khắc gỗ

doi dieu ve cham khac go

Chạm khắc là tác động vào những hình khối phẳng gọn ghẽ, tinh tế nhất nhằm diễn tả tác phẩm hay phổ thông ý nghĩa của tác phẩm. Chạm khắc có hai nhánh nhỏ đấy là trạm khắc trên mặt phẳng như tranh khắc gỗ và trạm khắc trên những hình khối còn được gọi làm chạm khắc tượng tròn.

doi dieu ve cham khac go

Một số tượng chạm khắc gỗ đa dạng như tượng gỗ Quan Âm, Tượng Di Lặc, Quan Công, Tượng Tam Đa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi đến cuối bài viết!

Bài viết Đôi điều về nghề chạm khắc gỗ ở Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/doi-dieu-ve-nghe-cham-khac-go-o-viet-nam/
Share:

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

Hướng dẫn các bước để có một tác phẩm điêu khắc gỗ ĐẸP

Điêu khắc gỗ có mặt rộng rãi trên toàn thế giới với nhiều phong cách và biến thể khác nhau. Nhưng ở Việt Nam thì nghề điêu khắc gỗ được coi là một công việc dân giã mang tính cổ truyền lâu đời.

Qua nhiều thế hệ người thợ thì rất nhiều kinh nghiệm được truyền lại để mang nét đẹp tinh hoa của ngành điêu khắc phát triển như ngày nay. Chúng ta cùng tìm hiểu để làm ra một tác phẩm nghệ thuật đẹp và có hồn thì người nghệ nhân phải trải qua những công đoạn nào?

Tac pham dieu khac go

1.Lựa chọn loại gỗ cho phù hợp với tác phẩm

Để có một tác phẩm đẹp thì công đoạn đầu tiên cũng là quan trọng nhất đó chính là chọn gỗ. Người thợ phải lựa chọn chất liệu gỗ sao cho phù hợp để toát lên được cái hồn của tác phẩm. Những loại gỗ sẽ có đặc điểm khác nhau và đem lại những vẻ đẹp riêng biệt.

Phải kể đến những loại gỗ hay dùng như:

Gỗ Sưa vừa cứng vừa dẻo, thường có màu đỏ vàng vân rất đẹp, đặc biệt mùi thơm mất thoảng hương trầm

Tac pham dieu khac go

Gỗ Trắc thuộc loại rất cứng và nặng, thớ gỗ mịn mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu xua đuổi được côn trùng. Có 3 loại chính là trắc đỏ, trắc vàng và trắc đen

Tac pham dieu khac go

Gỗ Cẩm là loại gỗ có họ hàng đông như: cẩm lai, cẩm thị, cẩm chỉ, cẩm sừng… Đây là loại gỗ cứng và chắc, thân gỗ nhiều đường vân nhỏ mảnh chạy khắp. Gỗ cẩm ít mối mọt hay nứt nẻ và có mùi như tre ngâm nước lâu ngày.

Tac pham dieu khac go

Gỗ Mun có vân gỗ là những hoa văn sọc trắng và đen hòa quyện, chất gỗ nặng cứng, chống được mối mọt.

Gỗ Gụ có thớ thẳng, vân đẹp mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển lâu sẫm. Thuộc dòng gỗ quý dễ đánh bóng, không mối mọt ít cong vênh.

Cac buoc dieu khac go

2. Lựa chọn mẫu điêu khắc

Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của người sử dụng thì những mẫu điêu khắc sẽ được lựa chọn. Những mẫu điêu khắc sẽ được lựa chọn thông qua mong muốn của gia chủ để có thể đem lại những giá trị tâm linh cũng như vẻ đẹp cho ngôi nhà của họ. Những mẫu điêu khắc được ưa chuộng như tượng gỗ, tranh gỗ, ….

Tượng gỗ để mang lại may mắn cũng như tránh những điều cấm kỵ gây ảnh hưởng đến gia đình và bản thân người thờ tượng.

Cac buoc dieu khac go

Tranh gỗ có giá trị trang trí không gian và đem lại ý nghĩa phong thủy riêng như: tranh tứ quý, tranh mã đáo thành công, tranh thuận buồm xuôi gió,…

Cac buoc dieu khac go

3. Tạo dáng cho tác phẩm điêu khắc

Để tạo dáng cho một tác phẩm thì người thợ phải thực hiện trình tự theo 2 bước.

Bước 1: Phá gỗ tạo dáng

Đây là bước phác thảo ra hình dáng thô của tác phẩm. Thường được người thợ sử dụng bằng máy cưa và máy tiện cầm tay. Ở bước này chúng ta có thể thấy được hình dáng của sản phẩm nhưng chưa nhận diện được chi tiết.

Cac buoc dieu khac go

Bước 2: Phá dáng – phá khối chi tiết tác phẩm

Khi tiến hành phá dáng chi tiết thì chúng ta có thể thấy được những điểm mờ, góc cạnh của sản phẩm nhưng chưa rõ ràng. Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng người thợ sẽ thấy được tổng quan và thần thái của tác phẩm để điều chỉnh những thiếu sót.

Cac buoc dieu khac go

4. Đục chi tiết

Đục chi tiết chính là điểm gần cuối của quy trình điêu khắc. Bước này cho phép người thợ có thể loại bỏ những chi tiết thừa, tạo hình sắc nét những điểm đặc biệt. Với người nghệ nhân tay nghề càng cao thì những chi tiết càng tinh xảo. Yêu cầu một tay nghề tỉ mỉ và khéo léo.

Cac buoc dieu khac go

5. Hoàn thiện tác phẩm

Tác phẩm hoàn thiện còn thô ráp nên cần thêm một công đoạn để hoàn thiện. Việc đánh bóng sẽ giúp bề mặt sản phẩm được láng mịn, có độ hoàn thiện cao hơn và đẹp hơn. Công việc này thường được sử dụng bằng giấy ráp và sử dụng thủ công bằng tay hoặc máy cầm tay.

Cac buoc dieu khac go

Sau khi đánh bóng thì còn 1 công đoạn cuối cùng đó chính là sơn màu. Tùy thuộc vào loại gỗ mà người thợ có thể sơn phủ màu hoặc sơn bóng để đem lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài có tác dụng làm đẹp thì lớp sơn còn có thể bảo quản gỗ khỏi mối mọt nấm mốc, gia tăng tuổi thọ cho tác phẩm.

Cac buoc dieu khac go

Để có một tác phẩm điêu khắc đẹp thì người nghệ nhân phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nếu một tác phẩm đẹp và chi tiết thì có thể tốn 3 đến 4 tháng. Vì vậy những tác phẩm điêu khắc gỗ có giá trị rất lớn về vật chất cũng như tinh thần. Hiện nay có rất nhiều công nghệ máy móc CNC có thể điêu khắc những chi tiết tinh xảo nhưng không thể thay thế được bàn tay người thợ mộc. Chỉ có người nghệ nhân mới có thể thôi được cái hồn để đem lại giá trị tinh hóa văn hóa và tâm linh cho mỗi sản phẩm, điều mà không máy móc nào có thể làm được.

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết !

Bài viết Hướng dẫn các bước để có một tác phẩm điêu khắc gỗ ĐẸP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/huong-dan-cac-buoc-de-co-mot-tac-pham-dieu-khac-go-dep/
Share:

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

MÔ HÌNH Ô TÔ VINFAST ĐƯỢC KHẮC BẰNG GỖ ĐỘC ĐÁO TỪ NGHỆ NHÂN VIỆT

Ô tô Vinfast là 1 trong những thương hiệu thuần Việt nổi tiếng nước ta. Mới đây tuyệt tác mô hình ô tô Vinfast được khắc bằng gỗ do 1 nghệ nhân Việt đã gây sốt giới mộc trong nước và thế giới. Cùng khám phá mô hình này qua bài viết sau nhé!

Từ các thanh gỗ vuông vắn, người nghệ nhân điêu khắc đã tạo hình ra một chiếc xe VinFast Lux A.20 hoàn thiện với vẻ ngoài giống xe thật đến từng mm.

Mô hình ô tô Vìnafast

Thân xe được ghép nối từ nhiều thanh gỗ khác nhau. Người thợ sử dụng cả máy móc chuyên dụng cho ngành mộc lẫn những thanh đục thủ công để điêu khắc chi tiết cho chiếc xe.

Mô hình ô tô Vìnafast

Phần đèn xe và các chi tiết như lưới tản nhiệt, cản,… đều được thực hiện thủ công một cách tỉ mỉ.

Mô hình ô tô Vìnafast

Cửa xe, nắp ca-pô, khoang hành lý, bánh xe đều có thể mở ra và quay được. 

Mô hình ô tô Vìnafast

Thậm chí, chiếc xe còn có thể đẩy chạy trên các bề mặt phẳng.

Mô hình ô tô Vìnafast

Mô hình ô tô Vìnafast

Mô hình ô tô Vìnafast

Ấn tượng nhất có lẽ là phần pát biển số có gắn lá cờ quốc kỳ Việt Nam.

Mô hình ô tô Vìnafast Mô hình ô tô Vìnafast

Xem toàn bộ quá trình chế tác chiếc ô tô VinFast được khắc bằng gỗ chắc chắn bạn sẽ thực sự thấy thú vị và ấn tượng với tay nghề của người nghệ nhân. Nếu có niềm đam mê với ô tô gỗ bạn hoàn toàn có thể học hỏi và cho ra tác phẩm theo cách của mình. Chúc bạn thành công!

Bài viết MÔ HÌNH Ô TÔ VINFAST ĐƯỢC KHẮC BẰNG GỖ ĐỘC ĐÁO TỪ NGHỆ NHÂN VIỆT đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/mo-hinh-o-to-vinfast-duoc-khac-bang-go-doc-dao-tu-nghe-nhan-viet/
Share:

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

Các Loại Thước Đo – Dụng Cụ Bất Ly Thân Khi Làm Mộc

Thước đo là một dụng cụ thợ không thể thiếu đối với các bác thợ mộc. Hãy cùng xem bộ sưu tập thước thợ mộc dưới đây để bổ sung thêm giúp công việc trở nên hiệu quả hơn nhé!

Thước chữ L

Thuoc chu L

Thước mòi nhôm

Thuoc moi nhom

Thước làm mộc chữ T

Thuoc lam moc chu T

Thước đo bán nguyệt

Thuoc do ban nguyet

Thước đo lấy dấu

Thuoc do lay dau go

Trên đây là những loại thước thông dụng nhất cho các bác thợ. Thước đo là dụng cụ không thể thiếu giúp cho các sản phẩm có độ chính xác và mang tính thẩm mỹ cao không chỉ trong ngành mộc mà còn các ngành chế tạo khác.

Xem thêm nhiều sản phẩm, đồ làm mộc giá rẻ tại: Vinachi.vn

Bài viết Các Loại Thước Đo – Dụng Cụ Bất Ly Thân Khi Làm Mộc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/cac-loai-thuoc-do-dung-cu-bat-ly-than-khi-lam-moc/
Share:

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

Khám Phá Ý Nghĩa Tranh Gỗ Đồng Quê Và Cách Treo Tranh Sinh Tài Lộc

Tranh gỗ đồng quê là hình ảnh thu nhỏ của làng quê Việt Nam yên bình và mộc mạc. Vì thế, có không ít gia đình chọn trưng bày hoặc làm quà tặng bằng tranh gỗ đồng quê. Vậy ý nghĩa ẩn sau bức tranh gỗ đồng quê là gì? Tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!

Ý nghĩa đặc biệt của tranh gỗ đồng quê

Lấy cảm hứng từ phong cảnh đồng quê, miêu tả cuộc sống nơi thôn dã với đầy đủ ngư tiều canh mục, cây đa bến nước sân đình tranh gỗ đồng quê mang vẻ đẹp gần gũi, mộc mạc, bình dị mà sung túc, vui vẻ.

Tranh gỗ đồng quê
Tranh gỗ đồng quê lưu giữ những văn hóa truyền thống sâu sắc của người Việt

Đồng quê – quê hương chính là nơi khởi nguồn trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Mỗi khi nhắc đến quê hương luôn gợi niềm thương nhớ khôn nguôi đặc biệt, đối với người con xa xứ. Khi ngắm nhìn những bức tranh gỗ chạm cảnh đồng quê ắt hẳn bạn sẽ không khỏi bồi hồi, xúc động.

Tranh gỗ đồng quê
Tranh gỗ đồng quê có màu sắc tự nhiên

Đây cũng là lý do vì sao mà tranh gỗ cảnh đồng quê được lựa chọn nhiều đến vậy. Với vẻ đẹp sang trọng, độ bền cùng thời gian, tranh gỗ đồng quê với màu sắc đẹp tự nhiên của gỗ không bao giờ bị phai màu, co nứt hay mối mọt.

Cách treo tranh gỗ đồng quê hợp phong thuỷ phát tài phát lộc

Không gian trưng bày

Theo đó, không gian trưng bày tranh gỗ đồng quê phân thành hai kiểu. Đối với nhà ở nên trưng bày tại không gian phòng khách, phòng thờ, phòng làm việc, phòng đọc sách, phòng sinh hoạt chung của gia đình.

Tranh gỗ đồng quê
Tranh gỗ đồng quê vừa để trang trí mà vừa mang lại cảm giác bình yên, ấm áp

Nếu là không gian làm việc, tranh gỗ đồng quê nên trưng bày ở nơi làm việc như văn phòng, trụ sở công ty. Tranh sẽ mang tới phút giây thư giãn cho con người giữa các khoảng thời gian làm việc đầy căng thẳng, nhiều áp lực.

Hướng treo tranh

Tính theo ngũ hành, tranh gỗ nói chung có đặc tính thuộc về hành Thuỷ, Mộc, Thổ. Trong đó chứa đựng sự hài hoà giữa quan hệ tương sinh và tương khắc như thông thường. Vì tranh có sức mạnh phong thuỷ là chứa đựng, thu hút, thúc đẩy sinh khí nên mang đến cho gia chủ sức sống dồi dào, tinh thần thư thái.

Tranh gỗ đồng quê
Các phương hướng nên trưng bày sẽ là hướng Đông, hướng Đông Nam và nơi trung tâm của tòa nhà

Vị trí đặt tranh

Về mặt phong thủy, tranh gỗ đồng quê nên treo ở khoảng tường có bề mặt đảm bảo tính thẩm mỹ cùng chất lượng tốt, không có khuyết điểm. Vị trí đặt tranh sao cho diện tích của tranh gỗ và bức tường có sự tương xứng.

Tranh gỗ đồng quê
Bên trên vị trí treo tranh nên có đèn tăng thêm chính khí cho tranh

Ngoài ra, vị trí treo tranh cũng cần phải là những khu vực đảm bảo cho chất lượng của tranh. Vì là tranh gỗ đồng quê đục tay ngay cả với những loại tranh đồng quê gỗ hương luôn được đánh giá cao về mặt chất lượng cũng cần phải tránh những vị trí quá ẩm ướt, ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Cách bảo quản vệ sinh

Tranh gỗ đồng quê đục tay cần được treo ở nơi khô ráo, sạch sẽ không chịu tác động trực tiếp của ánh nắng, mưa gió. Việc này giúp tranh bảo đảm được tính thẩm mỹ cũng như độ bền của tranh, đồng thời đảm bảo tính phong thủy của tranh phát huy được hiệu quả tốt nhất.

Tranh gỗ đồng quê
Khăn mềm lau chùi tranh gỗ sẽ không để lại vết xước trên bề mặt

Cách vệ sinh tranh gỗ đồng quê đúng cách chỉ cần dùng khăn ẩm mềm, cùng dung dịch lau chùi chuyên dụng. Sau đó dùng khăn khô mềm lau thêm một lần nữa, làm thường xuyên hàng ngày, hàng tuần.

Tranh gỗ đồng quê
Dùng thêm nước xịt đánh bóng tranh gỗ

Thường xuyên kiểm tra bề mặt các góc cạnh của tranh để đảm bảo độ nguyên trạng của tranh. Nếu tranh có bị hỏng, xước, … cần có biện pháp sửa chữa khôi phục ngay.

Tranh gỗ đồng quê
Nếu lỡ để vết bẩn tràn lên bề mặt của tranh gỗ thì ngay lập tức dùng giấy thấm, khăn ướt xử lý ngay
Tranh gỗ đồng quê
Di chuyển tranh cẩn thận tránh tạo ra vết xước
Tranh gỗ đồng quê
Treo túi chống ẩm phía sau bức tranh là 1 cách bảo quản hiệu quả

Tranh gỗ cảnh đồng quê là sản phẩm thể hiện sự sáng tạo và nét đẹp truyền thống trong văn hoá người Việt. Hiểu được điều đó bạn sẽ có lựa chọn tranh gỗ phù hợp cho không gian gia đình mình.

Bài viết Khám Phá Ý Nghĩa Tranh Gỗ Đồng Quê Và Cách Treo Tranh Sinh Tài Lộc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/kham-pha-y-nghia-tranh-go-dong-que-va-cach-treo-tranh-sinh-tai-loc/
Share:

Giấy Nhám – Vật Liệu Quan Trọng Trong Ngành Sản Xuất, Chế Biến Gỗ

Giấy nhám (hay còn gọi là giấy giáp) có nhiều loại, sở hữu nhiều ưu điểm và những ứng dụng khác nhau trong ngành chế biến gỗ. Trong điêu khắc, giấy nhám được ứng dụng trong các công đoạn sau:

Mài mòn hay mài phá, đánh thô

Trong điêu khắc các nghệ nhân thường dùng giấy nhám để loại bỏ lớp gồ ghề, xù xì trên các bề mặt vật liệu kim loại, bê tông, gỗ,… mang đến sự bằng phẳng, nhẵn mịn, phục vụ cho các công đoạn tiếp theo. Công đoạn này được gọi là đánh thô sản phẩm hay mài mòn, mài phá. Điển hình như điêu khắc gỗ lũa, Những khúc gỗ lũa được khai thác về còn xù xì, có lớp ngoài bẩn và mục, trước khi vào tạo hình, người thợ phải xử lý các lớp ngoài đó. Việc dùng giấy nhám để đánh thô sẽ giúp cho khúc gỗ mịn, nhẵn hơn.

Ung dung giay cha nham

Mài chà tranh gỗ

Những bức tranh gỗ trước khi sơn dầu thường được chà nhám cho mịn và bóng (Còn được gọi là công đoạn đánh bóng sản phẩm). Và để làm được điều này, không thể không sử dụng giấy nhám. Giấy nhám có thể làm phẳng và mịn bề mặt tranh gỗ. Nhờ đó, lớp sơn dầu sau khi sơn không chỉ đẹp, láng mà còn bám chắc.
Ngoài ra, giấy nhám còn được dùng để mài, xả nhám để loại bỏ lớp sơn cũ, phục vụ cho công tác sơn mới.

Giấy nhám giúp sản phẩm điêu khắc trở nên tròn trịa hơn tại các vị trí góc cạnh, hoặc làm nổi bật các chi tiết chạm trổ.

Ung dung giay cha nham

Tăng tính thẩm mỹ, nghệ thuật cho tác phẩm nghệ thuật

Khi cần thiết, chẳng hạn như để tác phẩm nghệ thuật thêm lung linh, mềm mại, người ta thường ứng dụng giấy nhám để xử lý. Lấy ví dụ là tượng điêu khắc (bằng gỗ, đá,…), để gia tăng độ chân thực, sắc nét, bên cạnh kỹ thuật điêu khắc thì khâu xử lý bằng giấy nhám cũng rất quan trọng.

Các loại giấy nhám phổ biến

Giấy nhám có rất nhiều loại và đặc tính của mỗi loại khác nhau chủ yếu dựa vào các hạt nhám. Vì thế, người thợ phải lựa chọn loại giấy nhám phù hợp cho từng công đoạn sản xuất.

Giấy nhám thông thường có các loại sau:

Giấy nhám tờ: Là loại giấy nhám phổ biến nhất hiện nay với kích thước 230 x 280mm, có thể sử dụng tay hoặc kết hợp máy chà nhám đều được. Giấy nhám tờ chủ yếu được sử dụng để mài mòn trước khi phủ lớp sơn PU.

Ung dung giay cha nham

Giấy nhám cuộn: Thường sử dụng chung với các loại máy chà nhám cầm tay trong quá trình chà nhám, mài mòn vật liệu gỗ. Loại giấy nhám này được sản xuất theo cuộn, chiều rộng mỗi cuộn < 300mm.

Ung dung giay nham

Giấy nhám vòng: Được sản xuất theo từng vòng, liên kết với nhau bằng keo dán chuyên dụng.

Ung dung giay cha nham

Giấy nhám thùng: Thường sử dụng chung với các loại máy chà nhám thùng trong quá trình sản xuất đồ gỗ nội thất.

Giấy nhám xếp: Được sản xuất theo hình tròn và xếp lại với nhau.

Ung dung giay cha nham

Giấy nhám trụ: Được sản xuất theo hình tròn, chủ yếu sử dụng khi mài mòn, đánh nhám những vật góc cạnh, nhiều chi tiết, khó gia công.

Phải khẳng định rằng, giấy nhám sở hữu nhiều công dụng hữu ích mà không phải loại vật liệu chà nhám nào cũng có được. Vì thế, giấy nhám xứng đáng là giải pháp đầu tư hiệu quả trong các ngành sản xuất và trong đời sống hàng ngày.`

Bài viết Giấy Nhám – Vật Liệu Quan Trọng Trong Ngành Sản Xuất, Chế Biến Gỗ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.



source https://dieukhacnghethuat.com/giay-nham-vat-lieu-quan-trong-trong-nganh-san-xuat-che-bien-go/
Share:

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

BTemplates.com

BTemplates.com