Điêu khắc là dùng những dụng cụ cứng như kim loại để chạm khắc trên các vật liệu cứng như đá, gỗ, thạch cao, xương, ngà voi,… Để tạo nên những tác phẩm điêu khắc có hồn, đạt giá trị cao người thợ đã áp dụng nhiều phương pháp tạo hình khác nhau. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp tạo hình trong điêu khắc qua bài viết dưới đây.
Điêu khắc có những dạng nào?
Điêu khắc có 2 thể loại chính, đó là phù điêu và tượng tròn.
Phù điêu
Phù điêu là loại điêu khắc được thể hiện trên mặt phẳng, có sự gắn kết khăng khít với mặt phẳng. Mặt phẳng đóng vai trò là nền tảng cơ bản và là phông nền của hình khối tạo hình trên nó. Đây có thể là chạm khắc trên những bức vách gỗ, trên những đường nét của chiếc bàn, chiếc sập ngày xưa. Ngoài ra, những hình long phụng sum vầy thường được thấy trên các cột gỗ trụ trong nhà cũng là một dạng phù điêu.
Tượng tròn
Là bức tượng kiểu nhìn được cả 4 phía chứ không phải chỉ là bề mặt nổi, nói nôm na là bạn phải đi vòng tròn để xem hết bức tượng. Kiểu này khác hẳn với phù điêu chỉ gán lên tường.
Phổ biến nhất ở Việt Nam là những tượng Phật và những con vật mang biểu tượng tâm linh như sư tử đá, hổ đá,… được đặt theo phong thủy. Ngoài ra còn những bức tượng trang trí, những vật dụng thường ngày cũng hay được tạo ra.
Một số phương pháp tạo hình điêu khắc
Có rất nhiều phương pháp tạo hình điêu khắc khác nhau, điển hình như:
Tạc
Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất. Từ một khối đá hoặc khúc gỗ, nghệ nhân điêu khắc sẽ dùng nhiều dụng cụ để tạo hình từ khối đó. Chủ yếu, người ta sẽ đục bỏ những phần thừa thãi để tạo thành hình dáng tượng như mình mong muốn.
Đúc
Đây thường dùng cho những sản phẩm bằng đồng, các kim loại khác như nhôm, gang hoặc thạch cao, xi măng, nhựa. Với cách này, nghệ nhân phải có sẵn những khuôn đúc để để những kim loại đã được nấu nóng chảy vào. Sau đó, để nguội và nhấc khuôn ra, bạn đã có được những sản phẩm đúc. Đồ gốm cũng đúc được và người ta gọi quy trình đó là đổ rót và in đất.
Nặn
Không chỉ điêu khắc trên những chất liệu có sẵn, nghệ nhân còn có thể nặn ra những tác phẩm. Tác phẩm nặn thường được làm từ đất sét, nặn thành hình mình mong muốn và đính lên những khuôn cũng được làm từ đất. Cuối cùng, đem đi nung ở nhiệt độ thích hợp, vậy là tác phẩm điêu khắc được hoàn thành. Phổ biến nhất ở dạng này là những bức phù điêu.
Gò
Gò là phương pháp sử dụng dụng cụ tác động trực tiếp lên chất liệu cần thể hiện nhằm tạo ra hình thù người nghệ nhân mong muốn. Chất liệu cho gò là kim loại được cán mỏng.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về các phương pháp tạo hình của nghề điêu khắc – một lĩnh vực truyền thống mà khá thú vị ở nước ta. Hy vọng những thông tin trên bổ ích với các bạn.
Bài viết Tìm hiểu các phương pháp tạo hình trong điêu khắc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Điêu khắc nghệ thuật.
source https://dieukhacnghethuat.com/tim-hieu-cac-phuong-phap-tao-hinh-trong-dieu-khac/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét