Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Sự khác nhau giữa lưỡi cắt sắt hợp kim và lưỡi cắt sắt thường

Lưỡi cắt sắt trên thị trường hiện nay có nhiều loại khác nhau. Vì thế người dùng cần phải lựa chọn loại lưỡi cưa phù hợp với từng mục đích sử dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết được sự khác nhau giữa lưỡi cưa sắt hợp kim và lưỡi cưa sắt thông thường.

Điểm giống nhau của lưỡi cắt sắt hợp kim và lưỡi cắt sắt thông thường

Như các bạn cũng biết lưỡi cắt sắt như đúng tên gọi của nó thì nó có tác dụng để cắt các sản phẩm được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, sắt, inox, nhôm,… Lưỡi cưa sắt hợp kim hay lưỡi cưa sắt thông thường khi kết hợp với máy cắt sắt đều có thể cắt rời từng đoạn theo ý của người dùng, mang lại hiệu quả nhanh cho công việc.

                                                        Lưỡi cắt sắt bộ 5 chiếc

Lưỡi cắt sắt hợp kim khác lưỡi cắt sắt ở điểm nào?

Lưỡi cắt sắt là dòng lưỡi cưa xuất hiện đầu tiên và lưỡi cắt hợp kim kim ra đời sau để khắc phục những nhược điểm của lưỡi cưa sắt. Sự khác nhau giữa hai loại lưỡi cưa này như sau:

Về chất liệu làm lưỡi cưa

Lưỡi cắt sắt được làm từ chất liệu sắt, thép lưỡng kim. Do đó khi còn mới thì lưỡi cưa sắt dễ dàng cắt rời các vật liệu, độ chính xác và tính thẩm mỹ ở mức độ tương đối. Sau khi cắt người dùng có thể phải làm thêm một số công đoạn khác để mang lại độ thẩm mỹ cao cho vết cắt.

Lưỡi cắt sắt hợp kim được làm từ chất liệu hợp kim cao cấp cùng các thành phần kim loại được phối trộn với nhau theo tỉ lệ định hình nhất định. Hơn hết, lớp hợp kim được phủ lên đầu lưới cưa mang lại tốc độ cắt nhanh và chính xác cao.

                            Lưỡi cưa đĩa hợp kim có lỗ (khe) laser giúp giảm tiếng ồn và giảm nhiệt

Thời gian sử dụng, tuổi thọ

Vì được làm từ chất liệu thép, sắt là chủ yếu nên sau một thời gian sử dụng lưỡi cưa dễ bị han, gỉ, bị mòn làm ảnh hướng khá nhiều đến người dùng cả về chi phí mài lưỡi cưa hay mua mới thay thế, đặc biệt chất lượng đường cưa xấu, lưỡi cưa có thể bị lệch, tốc độ cưa cũng bị giảm rất nhiều.

Trái ngược với lưỡi cắt sắt, lưỡi cắt sắt hợp kim lại có tuổi thọ, độ bền khá cao, lưỡi cưa nhanh, sắc bén hơn nên đường cắt sắt sẽ ít bavia cho bề mặt cắt tốt hơn so với việc cùng lưỡi cưa sắt thông thường.

Các loại máy thường dùng với lưỡi cưa

Lưỡi cưa sắt khi mới ra đời chủ yếu là dạng thanh dài có răng cưa hoặc dạng lưỡi cưa vòng, phù họp với các loại máy cầm tay như máy cưa lọng, máy cưa kiếm.

                                      Máy cưa đĩa Bosch kết hợp với lưỡi cắt sắt hợp kim

Với lưỡi cắt sắt hợp kim có thế lắp vào máy cưa kiếm, máy cưa lòng và máy cưa đĩa.

Trên đây là sự so sánh cơ bản giữa lưỡi cắt sắt hợp kim và lưới cắt sắt thông thường. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ, người dùng có thể nắm bắt rõ hơn về từng dòng lưỡi cưa sắt để lựa chọn máy cưa, lưỡi cưa phù hợp. Bạn cũng có thể xem thêm các loại đá mài lưỡi cưa hợp kim và nhiều lưỡi cưa khác tại trang website của chúng tôi.



source https://dieukhacnghethuat.com/su-khac-nhau-giua-luoi-cat-sat-hop-kim-va-luoi-cat-sat-thuong/
Share:

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Các loại đá mài hợp kim Đài Loan được dùng nhiều trên thị trường

Đá mài hợp kim Đài Loan là thương hiệu đá mài được ưa chuộng sử dụng. Vì thế, bài viết này chúng tôi sẽ nêu ra một số loại đá mài hợp kim Đoài Loan được khách hàng chọn dùng nhiều nhất trên thị trường hiện nay.

Đá mài hợp kim Đài Loan Hongyu

Hongyu – một thương hiệu đá mài hợp kim Đài Loan có tên tuổi trên thị trường, với chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh, đá mài này được nhiều đơn vị tin dùng để mài các chi tiết có độ cứng cao.

Đặc điểm nổi bật của đá mài hợp kim Đài Loan Hongyu

  • Đá mài được làm từ chất liệu cao cấp, bề mặt rám xử lý bào mòn chất bẩn, rỉ sét dễ dàng, mài phẳng và đảm bảo tính sắc bén cho dao cụ. Nhờ sử dụng nguyên liệu hợp kim cứng để sản xuất đá mài nên sản phẩm khó nứt vỡ do tác động ngoại lực, đá mài tránh được sự oxi hóa, đảm bảo độ thẩm mỹ và chất lượng.

Đá mài hợp kim Đài Loan

  • Đá mài được thiết kế theo hình dạng tròn có lỗ ở giữa với đường kính lỗ (trục) 32mm. Đá mài hợp kim Đài Loan Hongyu có 2 loại với kích thước khác nhau:

      + Đá mài Hongyu với phần đá mài màu xanh có kích thước như sau: 150*8*32*R4 (trong đó đường kính ngoài 150mm, đường kính rìa ngoài 8mm, lỗ trục 32mm)

      + Đá mài Hongyu với phần đá mài màu nâu có kích thước 150*10*32*R5*.

Đá mài hợp kim Đài Loan Liwei

  • Đá mài hợp kim Liwei đang được bán chạy trên thị trường hiện nay, chuyên dùng để mài lưỡi cưa, lưỡi soi, mũi soi, dao phay tubi hợp kim. Với đá mài mỏng và bé nên có thể mài các góc cạnh, tiết diện đường soi nhỏ.
  • Đá mài làm từ chất liệu tốt, độ dày 4mm, có độ nhám 320, mài nhanh, sắc, bén.
  • Phần mâm làm từ chất liệu hợp kim nhôm
  • Có các kích thước đường kính: 125mm, 150mm, 180mm cốt trục 32mm, thông thường sẽ được người bán tặng kèm theo các trục thu cốt 10,15,20,25,30mm.
  • Với độ nhám 320, phù hợp cho việc mài các dòng đĩa cưa mâm, hợp kim hay các dòng dao phay tubi hợp kim.

Đá mài hợp kim Đài Loan Liwei

Đá mài hợp kim Đài Loan đỏ

  • Đá mài hợp kim Đài Loan đỏ chuyên dùng mài lưỡi soi, mũi soi với đá mài mỏng và bé có thể mài các góc cạnh, tiết diện đường soi nhỏ.
  • Đá mài làm từ chất liệu tốt, mài nhanh, sắc, bén. Lõi đá mài được thiết kế bằng hợp kim sáng bóng, thiết kế lồi giúp dễ dàng lắp vào các máy mài khác nhau.
  • Các thông số kỹ thuật của đá mài hợp kim gồm:
  • Đường kính ngoài: 80mm
  • Đường kính lỗ trong: 16mm

Đá mài hợp kim Đài Loan, loại đá mài đỏ

Mua đá mài hợp kim Đài Loan ở đâu?

Với nhiều ưu điểm vượt trôi, đá mài hợp kim Đoài Loan được người dùng tin tưởng chọn dùng, Để mua được đá mài hợp kim Đài Loan chuẩn chất lượng, người dùng cần tìm đến đơn vị phân phối uy tín như Công ty TNHH Vinachi Việt Nam. Luôn tự hào là đơn vị cung cấp các dụng cụ công cụ, máy móc, phụ kiện ngành mộc, cơ khí, xây dựng, Vinachi Việt Nam trong nhiều năm qua đã là đối tác tin cậy của nhiều khách hàng trên toàn quốc.

Các sản phẩm như đá mài hợp kim, các loại mũi soi, mũi khoan tạo hạt gỗ, lưỡi cắt sắt hợp kim, máy móc, thiết bị vật tư ngành mộc, ngành cơ khí do Vinachi cung cấp đều có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.



source https://dieukhacnghethuat.com/cac-loai-da-mai-hop-kim-dai-loan-duoc-dung-nhieu-tren-thi-truong/
Share:

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

3 loại ray trượt thường dùng trong nội thất

Đồ dùng trong nội thất vô cùng đa dạng, đối với các dòng ray trượt thường dùng trong nội thất sẽ có những loại cơ bản như ray trượt ngăn kéo, ray trượt tủ cầu thang, ray trượt cửa lùa… Nếu bạn chưa biết về các loại ray trượt này hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1.     Ray trượt ngăn kéo

Ray trượt ngăn kéo là sản phẩm quen thuộc nhất với mỗi người vì hầu hết gia đình nào cũng có tủ quần áo, tủ bếp hay ngăn kéo bàn học, bàn làm việc…

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại ray trượt ngăn kéo khác nhau bao gồm: Ray trượt giảm chấn DTC (cũng có loại ray trượt giảm chấn mở toàn phần), ray trượt bi 3 tầng inox, ray trượt bi 3 tầng thép sơn tĩnh điện,…

 

Ray trượt giảm chấn dùng lắp đặt ngăn kéo tủ

Ưu điểm của ray trượt ngăn kéo có giảm chấn (hay các loại ray trượt âm khác) đó là tính thẩm mỹ cao, không lộ khuyết điểm kim khí. Đồng thời khả năng chịu tải, chống xê dịch cũng cao hơn so với dòng ray bi giảm chấn. Khi lắp ray trượt ngăn kéo có giảm chấn người dùng sẽ cảm nhận được độ trơn tru, êm ái, không phát ra tiếng ồn. Đó là nhờ vào bộ cơ cấu piston dầu giảm chấn. Khi ngăn kéo được đẩy tới vị trí khớp của lò xo rút, thì sẽ có xu hướng bị kéo về bên trong và dưới lực cản chậm của piston dầu sẽ làm ngăn kéo đóng từ từ, không gây tiếng ồn.

Ray trượt ngăn kéo được ứng dụng để lắp cho ngăn kéo bàn học, bàn làm việc, ngăn kéo tủ bếp…

2.     Ray trượt tủ cầu thang

Ray trượt tủ cầu thang là phụ kiện thông minh cho nội thất hiện nay. Nhờ có tay trượt này mà phần góc chết của cầu thang ở mỗi ngôi nhà trở nên hữu ích hơn bao giờ hết.

Với thiết kế hiện đại, ray trượt tủ cầu thang được vận hành rất êm ái, nhẹ nhàng khiến người dùng thích thú.

Ray trượt tủ cầu thang được làm bằng chất liệu thép, mạ kẽm sáng đẹp, sản phẩm dễ dàng lắp đặt. Với 3 kích thước: 600mm – 1100mm; 800mm – 1500mm; 1000mm – 1900mm phù hợp cho diện tích rộng hay hẹp của gầm cầu thang. 

Ray trượt tủ gầm cầu thang được nhiều hộ gia đình yêu thích lắp đặt tận dụng tối đa không gian trống.

3. Ray trượt cửa lùa

Ray trượt cửa lùa là thiết bị được dùng nhiều trong nội thất để thay thế từ cửa đóng mở cánh sang cửa kéo. Không chỉ giúp tiết kiệm diện tích sản phẩm này còn mang lại tính thẩm mỹ cho không gian.

Ray trượt cửa lùa hiện đại phù hợp cho cả không gian nội thất gia đình và văn phòng…

Đây là phụ kiện được thiết kế theo phong cách nhà ở hiện đại, với chất liệu thép cacbon nhập khẩu,chịu được trọng tải lớn, độ bền cao hơn các sản phẩm khác đang có trên thị trường. Nhờ những ưu điểm đó mà ray trượt cửa lùa hiện nay được rất nhiều gia đình, công ty chọn dùng để lắp đặt, thay thế mẫu cửa cũ.



source https://dieukhacnghethuat.com/3-loai-ray-truot-thuong-dung-trong-noi-that/
Share:

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

3 bước đơn giản giúp bạn lắp giáy nhám vào máy chà nhám gỗ chuẩn kỹ thuật

Với các xưởng làm đồ gỗ hay xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ thì máy chà nhám gỗ là thiết bị không thể thiếu trong công đoạn chà nhám, làm sạch, đánh bóng sản phẩm.

Ngoài công dụng để chàn nhám, máu chà nhám gỗ còn có tác dụng hút bụi đạt tiêu chuẩn, giúp bảo vệ môi trường, cải thiện vấn đề sức khỏe cho người sử dụng, mang lại năng suất cao trong công việc.

Trong quá trình sử dụng máy chà nhám, nhiều người gắn giấy nhám vào máy chà nhám không đúng kỹ thuật khiến cho năng suất bị giảm đi. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn cách gắn giấy nhám vào máy chà nhám gỗ sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

Chọn giấy nhám phù hợp

Trước khi gắn giấy nhám vào máy, bạn phải chọn được loại giấy nhám phù hợp với cấu tạo và kích thước của máy, độ nhám của giấy phải đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng.

Độ nhám thấp (60 – 80): Xử lý và loại bỏ vết bụi bẩn, trầy xước, han gỉ. Loại bỏ  lớp sơn cũ trên bề mặt

Độ nhám trung bình (100 – 150): Dùng để đánh bóng bề mặt gồ ghề hay vê tròn các góc cạnh.

Độ nhám tốt (180 – 320): Dùng để đánh bóng bề mặt. Mang đến bề mặt nhẵn bóng để phục vụ cho công tác sơn phủ.

Hướng dẫn lắp giấy nhám vào máy chà nhám

– Bước 1: Mở móc khóa 2 bên bề mặt máy chà nhám gỗ bằng cách kéo xuống và lôi móc khóa ra ngoài.

– Bước 2: Cắt giấy nhám thành 4 miếng có kích thước phù hợp rồi lần lượt gắn từng miếng vào máy chà nhám gỗ. Sau đó cài khóa để cố định giấy nhám.

Bước 3: Cắm điện, bật công tắc, cho máy làm việc.

Lưu ý sử dụng máy chà nhám gỗ

  • Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất, nhất là các hướng dẫn an toàn.
  • Trang bị dụng cụ và trang phục bảo hộ (bao tay, khẩu trang, mắt kính, bịt tai,…).
  • Điều chỉnh tốc độ máy chà nhám gỗ phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Không vận hành máy ở khu vực nhiệt độ cao, nhiều thiết bị để tránh chập điện, cháy nổ.
  • Không vận hành máy nếu không có phận sự, không được phân công công việc.
  • Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm chọn và gắn giấy nhám vào máy đúng kỹ thuật để máy vận hành tốt.


source https://dieukhacnghethuat.com/3-buoc-don-gian-giup-ban-lap-giay-nham-vao-may-cha-nham-go-chuan-ky-thuat/
Share:

Có các cách xử lý gỗ tự nhiên nào? Luộc gỗ nên hay không?

Nội thất làm từ gỗ tự nhiên từ xưa đến nay vẫn luôn chiếm được sự yêu thích của nhiều người. Bởi, các đồ vật làm từ gỗ không chỉ bền, đẹp mà nó còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Để tạo ra những sản phẩm từ gỗ đẹp thì việc xử lý gỗ là công đoạn hết sức quan trọng. Vậy có các cách xử lý gỗ tự nhiên nào hiệu quả, người xưa thường xử lý bằng việc luộc gỗ. Cách này có nên làm hay không?

Một số cách xử lý gỗ tự nhiên thường dùng hiện nay

Ngày nay việc xử lý gỗ tự nhiên không còn nhiều khó khăn như trước đây bởi đã có nhiều phương pháp mới:

  • Xử lý gỗ tươi bằng biện pháp hong khô tự nhiên
  • Xử lý gỗ tươi bằng phương pháp sấy hơi quá nhiệt (sấy với nhiệt độ trên 100 độ C)
  • Xử lý gỗ tươi bằng phương pháp sấy ngưng tụ ẩm
  • Xử lý gỗ tươi bằng phương pháp sấy cao tần
  • Xử lý gỗ tươi bằng phương pháp chân không

Lò sấy gỗ công nghiệp phục vụ cho quy lớn hiện đại hơn

Lò sấy gỗ mini phục vụ cho xưởng vừa và nhỏ.

Tùy vào từng loại gỗ, mục đích sử dụng và số lượng gỗ để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp nhất. Việc xử lý gỗ tốt sẽ giúp cho chất lượng gỗ tốt hơn, tránh các trường hợp như mối, mọt, cong vênh, co ngót trong quá trình sử dụng.

Phương pháp luộc gỗ

Người xưa đã xử lý gỗ tươi bằng cách luộc gỗ. Khi khoa học chưa phát triển và điều kiện không cho phép họ chỉ có thể sử dụng phương pháp đó để giúp gỗ có chất lượng tốt hơn.

Mục đích của việc luộc gỗ là để cho gỗ chỉ còn phần xác gỗ và chín các tôm gỗ. Khi luộc gỗ các chất dinh dưỡng (nhựa) trong gỗ được đẩy hết ra ngoài, loại bỏ những chất không cần thiết làm cho gỗ ổn định hơn. Về cơ bản thì bản thân gỗ khá ổn định, nhưng trong gỗ còn có nhiều nước nên khi luộc gỗ làm cho nước và các chất mất đi, tránh được hiện tượng co ngót, cong vênh.

Giảm tính hấp dẫn cho các loại mối mọt sâu bọ. Bởi sâu bọ, mối mọt đục gỗ là do gỗ còn có chất dinh dưỡng, mùi thơm. Nhưng nếu chỉ còn xác gỗ thì mối mọt không còn thèm muốn ăn nữ, vì vậy luộc gỗ cũng là cách để hạn chế mối mọt trong quá trình sử dụng vật phẩm.

Luộc gỗ bằng thùng phi hoặc một kết cấu sắt được hàn dài theo kích thước của gỗ. 

Ngày nay, nhiều xưởng mộc tham khảo cách làm của người xưa để áp dụng luộc gỗ với số lượng gỗ ít có kích thước ngắn hoặc vừa. Với số lượng lớn và kích thước gỗ dài thì nên áp dụng phương pháp sấy khô sẽ cho hiệu quả cao và nhanh chóng hơn.

Lưu ý khi luộc gỗ

Khi luộc cần phải để gỗ xen kẽ không xếp chồng kín lên nhau. Xếp một miếng gỗ kế tiếp là một vật dụng khác để tạo khe hở giữa các miếng gỗ. Nếu xếp chập lên nhau nước không thể luồn qua, nhiệt độ không đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.



source https://dieukhacnghethuat.com/co-cac-cach-xu-ly-go-tu-nhien-nao-luoc-go-nen-hay-khong/
Share:

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

Điểm danh các loại mũi ghép mộng dùng nhiều nhất hiện nay

Người làm nghề mộc chắc chắn sẽ cần đến những lỗ mộng và “mộng” để chế tác các đồ dùng nội thất. Thời xa xưa, những nghệ nhân tài hoa ở Trung Quốc và Nhật bản tạo ra “mộng lỗ” bằng chính đôi tay và sự sáng tạo của mình. Họ không cần dùng đến đinh, những thanh gỗ vẫn kết nối với nhau một cách ăn khớp và chắn chắn khiến đời sau không khỏi thán phục. Đó là bí quyết là nét tinh túy trong văn hóa truyền thống của của họ.

Ngày nay, nghề mộc đã lên tầm cao mới với những dụng cụ, công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc làm mộc thêm đơn giản và hiệu quả hơn. Một trong số những dụng cụ ấy phải kể đến các loại mũi soi, dao phay tạo nên những lỗ mộng sâu, mịn, giúp người thợ mộc hoàn thiện sản phẩm nhanh gọn hơn bao giờ hết.

Cùng chúng tôi điểm qua các loại mũi soi mộng được chuộng dùng nhất hiện nay.

Bộ 3 mũi làm mộng cửa MUWANG

Với bộ 3 mũi làm mộng cửa Muwang người thợ mộc có thể yên tâm làm mộng.

Trong 1 bộ 3 mũi làm mộng cửa gồm những loại mũi soi sau:

  • Mũi tạo rãnh, tạo chỉ
  • Mũi tạo nhân, tạo chỉ
  • Mũi cuốc mộng

Sử dụng cho phôi 3,8-4,5mm. Bộ 3 mũi làm mộng này cho ra mối ghép mộng bén khít, bền chắt với lưỡi dao được làm bằng hợp kim carbide, kết hợp lớp phủ Teflon với khả năng chịu nhiệt cao.

Bộ 2 mũi soi mộng cửa

Bộ 2 mũi soi mộng cửa gồm có mũi chạy mộng ôm (mũi cắt mộng) dùng để cắt các đường mộng dài tùy ý và mũi chạy tạo chỉ chữ S.

Bộ 2 mũi ghép ván thẳng Tideway LC1707

Trong các loại mũi soi tạo mộng thì bạn không thể bỏ qua bộ 2 mũi ghép ván thẳng Tideway. Sản phẩm này có 2 loại mũi gồm mũi tạo nhân và mũi tạo rãnh.

Có 2 trường hợp ghép ván nếu bạn chọn bộ 2 mũi này:

  • Trường hợp 1: chia đôi cho rãnh và nhân nằm giữa độ dày ván
  • Trường hợp 2: Ghép ván dày, ván mỏng (ván có độ dày không bằng nhau)

Mũi ghép góc vàng

Là loại mũi ghép góc mộng hộp vuông như những hộp quà, đồ handmade… Mũi ghép góc vàng thương hiệu Muwang nổi tiếng với sự bén, sắc, bền bỉ, tạo ra những đường soi cực kỳ sắt nét. Có thể nói thương hiệu Muwang nói chung hay mũi ghép góc vàng nói riêng là sản phẩm cao cấp, người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng mũi soi này để làm việc.

Mũi mòi hạt V Tideway 90

Với mũi mòi hạt V Tideway 90 độ người thợ có thể làm mộng mòi chữ V, cắt vát. Đây là dòng mũi khoan được cải tiến, có thiết kế lưỡi rời nên có thể thay thế lưỡi trong trường hợp dùng lâu lưỡi cùn… giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Đặc biệt, lưỡi dao được thiết kế có thể cắt cả 2 đầu. Mũi khoan sử dụng cốt 12.7mm thông dụng, có khả năng tương thích với hầu hết các dòng máy trên thị trường.

Xem chi tiết các mũi soi mộng qua video dưới đây:



source https://dieukhacnghethuat.com/cac-loai-mui-ghep-mong-duoc-tho-moc-mach-nhau-nhieu-nhat-hien-nay/
Share:

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

Đã mắt với những tác phẩm nghệ thuật gỗ lũa đẹp đến ngỡ ngàng

Dưới đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân vùng Tây Bắc – Hà Giang, những tác phẩm nghệ thuật từ gỗ lũa như được thổi hồn mang sức sống mãnh liệt…

Gỗ lũa là phần còn lại của gốc rễ, thân cây, trải sự bào mòn của thời gian, vượt qua những thử thách khắc nghiệt của khí hậu đã giữ lại được phần gỗ giá trị nhất. Chúng nằm dưới khe suối, lòng sông, lòng đất nhưng được người dân khai thác, mang về xử lý trở thành vật phẩm có giá trị cao. Qua khối óc sáng tạo và con mắt tinh đời, cũng như đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật từ gỗ lũa ra đời khiến người dùng ngỡ ngàng đến khó tin…

Chú Dê- linh vật biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc của người tuổi Mùi

Tượng Di Lạc ngồi trên đống vàng.

Chiếc quạt khổng lồ được nghệ nhân trạm trổ tinh vi

Song mã trên chất liệu gỗ mun

3 chú linh vật ngộ nghĩnh

Nguyên một gốc cây nu được người thợ tạc lên bức Phật Bà điềm đạm

Tượng Phật

Ông Di Lạc vác bao tải vàng

Tranh trạm gỗ tứ linh: Long – Ly – Quy – Phụng

Tác phẩm bằng gỗ mun đầy sức sống

Bức tượng Phật bằng gỗ 

Rồng – Linh vật trong tín ngưỡng Phương Đông

Ngôi nhà Bắc Bộ – sự thân thuộc dưới tán cây cổ thụ yên bình

Tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự hạnh phúc – viên mãn.



source https://dieukhacnghethuat.com/da-mat-voi-nhung-tac-pham-nghe-thuat-go-lua-dep-den-ngo-ngang/
Share:

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

Ray trượt ngăn kéo chịu lực lớn nhờ cơ chế nào?

Ray trượt ngăn kéo chịu lực đang là sản phẩm được nhiều người sử dụng hiện nay. Với sự tích hợp của bộ phận giảm chấn, cùng liên kết nằm dọc đường ray mà ray trượt ngăn kéo chịu lực chịu được trọng tải lớn vượt trội so với dòng ray trượt thông thường.

Ray trượt ngăn kéo chịu lực với thiết kế nhiều ưu điểm vượt trội

Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển nhu cầu sử dụng sản phẩm thông minh, tiện ích của con người ngày càng cao, đòi hỏi các hãng sản xuất các sản phẩm thiết bị điện dân dụng, thiết bị nội thất gia đình cũng cần phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu đó. Với loại ray trượt ngăn kéo chịu lực cũng vậy, hiện nay loại ray trượt giảm chấn DTC có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với dòng ray bi như:

                                     Ray trượt ngăn kéo chịu lực chịu được trọng tải lớn lên đến 45kg

Ray trượt giảm chấn được thiết kế với thiết bị giảm chấn dọc đường ray. Do đó, khi mở ngăn kéo thì piston dầu của bộ phận này sẽ chống lại hướng chuyển động giúp cho ngăn kéo trượt êm ái, dễ dàng, không gây ra bất cứ tiếng ồn nào. Cũng nhờ thiết kế này mà ray trượt ngăn kéo chịu lực có độ bền cao, tuổi thọ lớn hơn so với các ray trượt thông thường.

Mua ray trượt ngăn kéo chịu lực ở đâu?

Trong tổng thể không gian nội thất, ray trượt ngăn kéo chịu lực chỉ là một thiết bị nhỏ nhưng nó đóng vai trò khá quan trọng trong việc liên kết các nội thất trong gia đình, văn phòng lại với nhau. Cụ thể là giúp các hộc tủ, ngăn kéo trong gia đình, hay tại văn phòng công sở trở nên hoàn mỹ, tiện dụng hơn rất nhiều. Đồng thời nó được thiết kế đơn giản, việc tháo lắp, thay mới cũng hết sức đơn giản nếu chẳng may bị hỏng hay lỗi. 

                                      Ray trượt ngăn kéo chịu lực lắp đặt dễ dàng

Hiện nay, ray trượt ngăn kéo chịu lực – ray trượt giảm chấn DTC được công ty Vinachi Việt Nam phân phối với số lượng lớn, nhằm cung cấp đến tay người dùng những sản phẩm hữu ích một cách nhanh chóng nhất. Tất cả các sản phẩm ray trượt giảm chấn hay ray trượt không giảm chấn, ray trượt mở rộng toàn phần đều được Vinachi đảm bảo về chất lượng và giá thành. Vì vậy, khách hàng khi đến với Vinachi đều yên tâm khi lựa chọn Vinachi là điểm đến để mua sắm các thiết bị điện dân dụng, các loại ray trượt mở rộng tủ hay ray trượt ngăn kéo…



source https://dieukhacnghethuat.com/ray-truot-ngan-keo-chiu-luc-lon-nho-co-che-nao/

Share:

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Giấy giáp – vật liệu quan trọng trong ngành chế biến gỗ

Giấy giáp hay còn được gọi là giấy nhám, là vật tư quan trọng đối với ngành mộc (ngành công nghiệp chế biến gỗ) hoặc trong đánh bóng kim loại. Vì thế việc lựa chọn giấy giáp phù hợp với từng công đoạn là điều mà các chủ xưởng và người thợ cần xem trọng.

Định nghĩa về giấy giáp

Giấy giáp (giấy nhám) được làm từ hạt nhám, keo dính, vải hoặc giấy là loại giấy có khả năng mài mòn vật liệu gắn với bề mặt của nó như gỗ, kim loại giúp cho sản phẩm mượt mà, láng mịn hơn trước khi chuyển sản phẩm đó qua những công đoạn tiếp theo.

Trong giấy nhám thì hạt nhám (hay còn gọi là hạt mài, hạt cát) là thành phẩm chính tạo nên khả năng mài mòn, đánh bóng sản phẩm. Giấy nhám hiện nay có nhiều loại hạt mài khác nhau như: oxit nhôm, Silicon, đá lửa, Garnet…

Phân loại giấy giáp theo chức năng

Giấy giáp được sử dụng với nhiều công đoạn hoàn thiện sản phẩm do đó dựa vào chức năng người ta chia giấy giáp thành các loại gồm:

Giấy giáp thùng (giấy giáp vòng): Là loại giấy nhám có kích thước cỡ lớn được sản xuất ra chỉ dùng cho máy nhám thùng, đây là loại máy lớn chuyên dụng để làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Bề rộng của máy nhám thùng hiện nay có 3 kích cỡ là 600mm, 900mm và 1300mm.

Giấy giáp băng cuộn: Loại giấy giáp cuộn như tên gọi của nó được đóng thành băng hay cuộn nhỏ và có kích thước thông thường nhỏ với chiều rộng từ 300mm trở xuống. Giấy giáp cuộn sử dụng cho máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh hay được cắt nhỏ ra thành từng miếng nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng đặc thù.

Phân loại giấy giáp theo hình dạng

Giấy giáp tròn: Giấy nhám tròn có dạng hình tròn có thể làm giảm bớt nhiệt năng, từ đó kéo dài thời gian gia công và gia tăng chất lượng bề mặt sau khi chà nhám.

Giấy giáp hình sao: Được thiết kế nhiều cạnh giống với hình sao, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ gỗ, đồ nội thất, công nghiệp chế biến kim loại, công cụ phần cứng, sản phẩm thép không gỉ.

Giấy giáp tờ – giấy giáp hình chữ nhật: Là loại nhám có kích thước hiện nay là 230 x 280 mm, chúng được sử dụng để chà nhám mặt phẳng bằng tay một cách thủ công hoặc máy rung cầm tay chủ yếu là phục vụ quá trình xả nhám trong quá trình sơn PU là chính.

Phân loại giấy nhám theo độ cát

Độ cát được hiểu là độ thô của tờ giấy nhám được ký hiệu chung bằng chữ P (point) phân loại từ thấp đến cao tương ứng với từng độ mịn màng của bề mặt gỗ sau khi xả nhám. Hiện nay có các số mặc định sau (lưu ý là vẫn có những số khác tùy theo cách pha của nhà sản xuất nhám).

  • P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối
  • P80: Cũng được xếp vào loại giấy nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút.
  • P180: Là loại nhám cho bề mặn mịn để lót PU.
  • P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn
  • P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao
  • P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao.


source https://dieukhacnghethuat.com/giay-giap-vat-lieu-quan-trong-trong-nganh-che-bien-go/
Share:

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

Máy điêu khắc gỗ cầm tay tạo nên những tuyệt tác nghệ thuật đặc sắc

Máy điêu khắc gỗ cầm tay là sản phẩm quan trọng được sử dụng chủ yếu trong điêu khắc gỗ, khắc các chi tiết nhỏ. Với sự ra đời của máy điêu khắc gỗ cầm tay, người nghệ nhân đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật vô giá. 

Đặc điểm, thông số của máy điêu khắc cầm tay

Máy điêu khắc gỗ cầm tay có các bộ phận sau:

  • Bộ phận Router cầm tay mini nhỏ gọn, có đầu kẹp, nắp sử dụng cho đầu cắm 3.5. Trên router có nút vặn để mở và khóa mũi đơn giản và có các thông số gồm: tốc độ vòng tua 900-9000 vòng/phút
  • Router được nằm cùng với giắc chấu 3 chân trên 1 chiếc dây, một đầu là router, 1 đầu là giắc chấu 3 chân để lắp vào 2 cổng của máy.
  • Bộ phận thân máy có các nút điều khiển sau: 
  • Nút Start – khởi động máy
  • Nút chuyển hướng router để quay cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ 
  • Núm tròn màu đen để chiều chỉnh tốc độ
  • Nút hình chữ nhật nhỏ màu trắng đục là nút bật – tắt nguồn
  • Bên cạnh nút bật tật tắt nguồn là 1 cổng để lắp chấu 3 chân, tiếp đến là nút hình chữ nhật màu trắng nữa là nút bật, tắt router. Cuối cùng ở hàng đó là 1 cổng để lắp chấu 3 chân.

Bạn có thể xem kỹ hơn các thông số kỹ thuật của máy điêu khắc tại video dưới đây:

Công dụng của máy điêu khắc gỗ cầm tay

Như tên gọi của nó, máy điêu khắc gỗ cầm tay được sử dụng chủ yếu để chạm khắc gỗ. Người dùng có thể thỏa sức sáng tạo ý tưởng của mình trên các mặt gỗ cùng chiếc router. Với thiết kế tựa như chiếc bút viết, người dùng khi cầm router sẽ cảm thấy thoải mái, dễ dàng điều chỉnh đầu mũi khắc theo ý của mình. 



source https://dieukhacnghethuat.com/may-dieu-khac-go-cam-tay-tao-nen-nhung-tuyet-tac-nghe-thuat-dac-sac/
Share:

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

Mách các bác thợ làm mượt gỗ lũa với giấy giáp

Gỗ lũa sau khi được khai thác mang về còn rất bẩn và nhiều chỗ mục bám trên bề mặt gỗ. Để có được phần gỗ lũa cứng, chắc sử dụng được thì người chế tạo phải mất rất nhiều công đoạn. Trong đó có công đoạn đánh thô, làm sạch gỗ lũa rồi đánh mịn. Bài viết này sẽ chia sẻ với người thợ cách làm mượt gỗ lũa với giấy giáp chỉ trong vài phút.

Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi đánh thô gỗ lũa, người thợ cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

  1. Khẩu trang để đảm bảo cho sức khỏe
  2. Giấy nhám (giấy giáp) loại 120mm
  3. Máy khoan hoặc máy chà quật chuyên dụng
  4. Kéo
  5. Ốc 17 kèm đầu tán
  6. Long đen (nếu dùng máy chà quật) 
  7. Gỗ lũa cần làm sạch

Cách đánh thô gỗ lũa

Bước 1: Cắt giấy nhám (Giấy giáp) 

Giấy giáp cần được cắt với kích thước 15-18-20cm tùy vào mức độ khỏe hay yếu của người thợ.Tuy nhiên cắt giấy nhám với độ dài 15-18cm thì bánh nhám sẽ nhỏ, khi hoạt động sẽ không bị lắc máy.

Tiếp tục cắt giấy nhám với độ rộng khoảng 4 phân, cần khoảng 14-20 cái giấy nhám nhỏ với kích thước cắt như trên. 

Bước 2: Chia giấy giáp cắt được thành 2 phần bằng nhau. Sau đó xếp một nửa chỗ giấy giám nhỏ 4 phân vừa cắt được lên mũi máy khoan hay máy chà quật sao cho các giấy nhám so le với nhau. 

Lượt đầu xếp cho phần mặt nhám úp xuống dưới. Lượt tiếp theo xếp chỗ giấy nhám còn lại và cho mặt mặt nhám hướng lên trên. Hoặc bạn cũng có thể xếp so le 1 cái giấy nhám mặt ngửa rồi đến 1 cái giấy nhám mặt trái như hình dưới đây.

Bước 3: Tiếp đến, nếu bạn dùng máy chà nhám thì bạn cho long đen lên và vặn thật chặt ốc để cố định lại. Nếu dùng máy khoan thì bạn dùng ốc và đầu tán đã chuẩn bị để vít chặt phần giấy nhám cho chắc chắn.

Bước 4: Sau khi xếp xong giấy nhám vào máy khoan hoặc máy chà ta tiến hành đánh thô làm sạch gỗ.

Bước đánh thô này không chỉ áp dụng cho gỗ lũa khi mới khai thác về mà còn áp dụng để đánh thô bề mặt sản phẩm. Sau bước đánh thô ta dùng chổi cước để tiếp tục đánh mịn, hoàn thiện sản phẩm thêm phần nhẵn bóng, nâng cao thẩm mỹ của sản phẩm tăng giá trị lên cao.



source https://dieukhacnghethuat.com/mach-cac-bac-tho-lam-muot-go-lua-voi-giay-giap/
Share:

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

Gỗ lũa và cách chế tác gỗ lũa thành tác phẩm nghệ thuật bậc nhất vô nhị

Từ phần lõi cây cứng nhất còn xót lại sau khi bị chết, qua năm tháng bị bào mòn bởi dòng nước chảy và qua bàn tay chế tác của nghệ nhân, gỗ lũa đã trở thành một tác phẩm vô cùng đặc sắc.

Khi cuộc sống ngày càng phát triển, điều kiện đầy đủ hơn thì con người dần dần tìm về với những sản phẩm từ thiên nhiên để có thể cân bằng lại không gian sống cho riêng mình. Thời gian gần đây, xu hướng tìm đến những sản phẩm từ gỗ lũa đang rất thịnh hành. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại gỗ lũa và cách chế tạo các sản phẩm từ gỗ lũa rất ấn tượng và độc đáo.

Nguồn gốc khác biệt của gỗ lũa

Hiện nay, gỗ lũa được coi là một trong những đồ trang trí nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày như lọa hoa, đèn ngủ, đồng hồ. Hầu hết những người biết về loại gỗ này đều đánh giá nó rất cao bởi gỗ lũa thường là phần gốc của những cây gỗ tự nhiên cổ thụ lâu năm. Sau khi chết các loại gỗ lũa chất lượng cao và đẹp thường được tìm thấy dưới các lòng sông, suối, Do dòng chảy của nước, gỗ cây bị bào mòn và hóa thạch có thể lên đến hàng trăm hàng ngàn năm nên mỗi gốc có một hình thù độc nhất vô nhị không gỗ nào giống gỗ nào.

Ưu điểm của gỗ lũa là cứng, chắc, không mục, không bị mối mọt, gần như không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên, hình thù độc đáo và không trùng lặp. So với các loại chất liệu khác như các loại gỗ khai thác thông thường, hay tre, gốm, sứ, gỗ lũa giường như có thể trường tồn với thời gian lâu hơn. Bởi nó đã trải qua bao điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên và các loại mối mọt cũng đã từ chối nó. Đó cũng là lý do tại sao người ta yêu thích loại gỗ lũa và các sản phẩm làm từ chất liệu gỗ lũa nhiều đến vậy.

Tuy nhiên, gỗ lũa chỉ có giá trị trọn vẹn khi gặp được bàn tay của nghệ nhân tài hoa.

Nghệ thuật chế tác gỗ lũa

Nghệ thuật chế tác gỗ lũa có nhiều hình thức khác nhau. Thông thường các nghệ nhân chọn một kiểu dáng gỗ lũa ưng ý và chế tác dựa vào hình khối tự nhiên của gỗ lũa. Đây cũng là hình thức nghệ thuật được đánh giá cao hơn cả.

Gỗ lũa không giống như bất kỳ loại gỗ thông thường nào khác. Nó mang tính nghệ thuật, là sự kết hợp của tự nhiên và bàn tay khéo léo cũng như trí óc sáng tạo của nghệ nhân làm nên. Chế tác gỗ lũa cũng không theo khuôn mẫu cụ thể nào, nó hoàn toàn thuận theo tự nhiên, dáng gỗ, hình thù và nghệ nhân dựa theo sự tự nhiên đó mà sáng tạo nâng tầm của những khúc gỗ vô tri, vô giác chôn vùi trong đất, bùn hàng chục, hàng trăm năm trở thành một kiệt tác nghệ thuật.

Những kiệt tác gỗ lũa vô giá hiện nay tại Việt Nam và một số nước trên thế giới thường được các nghệ nhân có tay nghề cao chế tác. Công việc chế tác quyết định phần lớn thành công của một gỗ lũa. Chính vì vậy, trước khi chế tác nghệ nhân cần phải tính toán rất kỹ lưỡng để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật đạt chất lượng cao.

Công việc chế tác này hoàn toàn thủ công, tỉ mỉ không đơn giản như chúng ta nghĩ. Nguyên tắc cơ bản tạo nên sự độc đáo của loại gỗ này là trong khi chế tác vẫn giữ được những nét tự nhiên của gỗ, hình thù có ý nghĩa nhất định mang tính nghệ thuật cao, tạo điều kiện cho sự thành công độc nhất vô nhị cho loại gỗ này.



source https://dieukhacnghethuat.com/go-lua-va-cach-che-tac-go-lua-thanh-tac-pham-nghe-thuat-bac-nhat-vo-nhi/
Share:

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

Tìm hiểu về bộ dao tiện gỗ HSS – 8 cái

Với người thợ làm nghề điêu khắc nghệ thuật từ gỗ hay làm nghề mộc thì chắc chắn không thể thiếu được các dụng cụ đục tay hay bộ dao tiện, bào, cưa, máy móc. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bác thợ bộ dao tiện gỗ HSS (bộ 8 cái) để các bác lựa chọn được dụng cụ tốt nhất cho mình. 

Bộ dao tiện gỗ HSS có hộp bảo quản, tiện lợi khi di chuyển và cất giữ.

Những điểm chính về bộ dao tiện gỗ HSS

Bộ dao tiện gỗ HSS gồm có 8 chiếc, mỗi loại làm một công dụng khác nhau, nhưng chức năng chính của chúng được dùng để tiện, khắc, cắt, tỉa, chế tác các sản phẩm từ gỗ.

  • Chất liệu: Dao tiện gồm 2 bộ phận chính là thân dao và tay cầm. Phần dao tiện được làm bằng thép cacbon cứng cáp, có độ bền bỉ, chắc chắn tốt, không dễ cong vênh hay hư hỏng như các loại dao tiện làm bằng chất liệu thông thường. 
  • Tay cầm làm bằng gỗ, vừa tay người dùng và chống trơn trượt.
  • Lưỡi dao tiện được chế tạo cẩn thận, công phu kỹ càng giúp lưỡi đục được ngọt,  sắc bén, cho đường nét đẹp hơn.
  • Bộ dao tiện gỗ HSS 8 cây được thiết kế kiểu dáng nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi làm việc, thuận tiện cho việc di chuyển và bảo quản.

Thông số của bộ dao tiện gỗ

Tham khảo thêm kích thước của bộ dao tiện gỗ HSS theo hình dưới đây:



source https://dieukhacnghethuat.com/tim-hieu-ve-bo-dao-tien-go-hss-8-cai/
Share:

Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021

Nghệ thuật điêu khắc biến gốc tre thành tác phẩm có hồn, độc đáo

Từ những gốc tre xù xì, vô tri vô giác, tưởng chừng bỏ đi lại được người nghệ nhân này tạo hình, biến thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, khiến ai nhìn thấy cũng phải nán lại mà trầm trồ khen ngợi.

Trước ngôi nhà 26, đường Bạch Đằng, thành phố Hội An, Quảng Nam anh Huỳnh Phương Đỏ ngày ngày chuyên tâm vào những gốc tre xù xì, đầy rễ. Đôi tay anh thoăn thoắt đục đẽo trước sự tò mò của những vị khách trong và ngoài nước. Chỉ trong khoảnh khắc, qua đôi tay khéo léo của anh, những gốc tre dần thành hình hài.

Sinh nghề, anh học làm điêu khắc tượng gỗ, điêu khắc mỹ nghệ để bán cho khách du lịch tại Hội An. Năm 1999-2000 tại nơi anh sinh sống xảy ra trận lũ lịch sử, ở trên gác 3-4 ngày chờ nước lũ rút, anh không thể chế tạo, điêu khắc được đồ do không có nguyên liệu. Chân tay buồn bực “ngứa nghề” nhưng không biết làm sao thì tình cờ từ trên lầu nhìn xuống dòng nước chảy, có bụi tre đang trôi từ xa tới, anh nảy sinh ý tưởng và bơi ra vớt bụi tre vào để làm cho đỡ buồn tay chân. Ngắm nghía thì thấy gốc tre có nhiều rễ cũng hay hay, anh lấy đồ nghề đục thử và áp dụng những nguyên lý, tỷ lệ của nghề điêu khắc vào thì tạo ra được hình thù rất độc đáo. 

Kết hợp cả ngũ hành âm dương vào việc tạo hình tượng từ gốc tre, anh Huỳnh Phương Đỏ cho biết, không phải gốc tre nào cũng giống nhau, mà qua quan sát và sự mường tượng ta có thể dùng phần rễ ngắn làm râu của người đàn ông và quay ngược lại phần rễ dài làm tóc của người con gái. Sau khi hoàn thành tác phẩm anh mang ra trưng bày và bán thì chinh phục được rất nhiều du khách thập phương. Bán chạy hàng, anh tiếp tục tìm kiếm thu mua gốc tre để phát triển sản phẩm.

Theo anh Đỏ, điêu khắc trên chất liệu tre không dễ, nếu người không có kinh nghiệm sẽ bị tai nạn và không làm nên được một tác phẩm có hồn. 

Người xưa có câu: “Nhất đốn tre, nhì ve gái” tức khó nhất là việc đốn tre. Để làm nên một bức tượng tre mất đến 7-8 công đoạn mà việc tìm nguyên liệu, đốn tre thật sự khó. Hồi đầu anh thuê thợ đi đào gốc tre họ không biết đào làm mất hết rễ nên anh phải tự đi đào và thuê máy xúc, máy đào đào nguyên cả một khóm tre lên, rồi mang về rửa sạch hết đất dính trên rễ, sau đó mang đi ngâm dưới bùn 9 tháng, rồi phơi nắng khoảng 9-10 ngày để tre giữ được màu trắng và độ cứng, bền chắc, không bị mốc, mối mọt… Qua công đoạn đó rồi đến công đoạn làm thô, bước tạo hình cuối cùng thường là ông tự làm. Vì nếu một người thợ không có kinh nghiệm, việc cầm đục, đục sai một chi tiết sẽ làm hỏng bức hình ngay lập tức. 

Những tác phẩm mà ông tạo nên từ gốc tre thường là ông lấy hình tượng của ông Phúc – Lộc – Thọ, hình tượng Bao Công, hình Phật tổ, Quan âm, Phật Di Lạc, tượng Quan Vân Trường, Đạt Ma Tổ Sư…

Nghệ thuật điêu khắc gốc tre là nghệ thuật bất quy tắc, không giống như điêu khắc gỗ. Bởi cái khó nhất của nghệ thuật điêu khắc này là tìm được cái thế, bắt được cái dáng của gốc tre và phải biết lịch sử, nguồn gốc của hình tượng nhân vật để tạo hình sao cho có hồn nhất.

Từ những gốc tre tưởng là đồ bỏ đi nhưng qua đôi tay khéo léo của anh Huỳnh Phương Đỏ mà giờ đây nhiều du khách quốc tế đã góp phần quảng bá nét độc đáo của cây tre Việt Nam đến mọi nơi trên Trái Đất. 



source https://dieukhacnghethuat.com/nghe-thuat-dieu-khac-bien-goc-tre-thanh-tac-pham-co-hon-doc-dao/
Share:

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

BTemplates.com

BTemplates.com